Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
422529

Thành tựu 75 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Ngày 30/08/2020 00:00:00

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945- 2/9/2020). Đài truyền thanh thị trấn Kim Tân xin gửi tới quý vị bài viết: Thành tựu 75 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Lúc này, chính quyền nhân dân vừa phải chống giặc xâm lược, vừa phải đối phó với nhiều tổ chức phản động như “Việt Nam Quốc dân đảng”, “Việt Nam Cách mạng đồng minh hội”, “Đại Việt”. Cùng với đó là những khó khăn về kinh tế, xã hội cũng là thách thức nặng nề đối với Đảng ta và chính quyền cách mạng. Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; công nghiệp đình đốn, nhiều nhà máy chưa kịp phục hồi được sản xuất; hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ; tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, thuế chưa thu được; 95% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội mà chế độ cũ để lại còn rất nặng nề.

Chưa bao giờ đất nước ta có nhiều kẻ thù đến thế (gần 30 vạn quân chính quy của các nước Anh, Pháp, Nhật và quân Tưởng đã có mặt trên đất nước ta). Hiểm họa đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền nhân dân có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập mới giành được có thể bị mất. Trước tình thế đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, lãnh đạo toàn dân xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân. Trong đó, chúng ta đã tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946. Đảng và Chính phủ đã ra sức chăm lo xây dựng chế độ mới; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; kiên quyết trấn áp các thế lực phản động, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông (1947), chiến thắng Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953)... đã tạo ra một bước chuyển cơ bản cho cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới, giai đoạn ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, chuyển sang liên tục tiến công và phản công địch. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, với đỉnh cao là trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của Pháp và Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ (1945-1954). Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, nhưng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Đây là cuộc kháng chiến cứu nước dài ngày nhất, ác liệt và phức tạp nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang.

Đối với cách mạng ở miền Bắc, Đảng ta chủ trương đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào miền Bắc và làm hậu thuẫn cho việc tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà. Quân dân miền Bắc đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, điển hình là chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. Cùng với thắng lợi trên chiến trường miền Nam đã buộc đế quốc Mỹ phải ký kết “Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 27/1/1973). Hiệp định Pari đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân ta, đã hoàn thành giai đoạn “đánh cho Mỹ cút”, tiến tới “đánh cho ngụy nhào”.

Đối với cách mạng ở miền Nam, với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân ta đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ ky sinh, bền bỉ và anh dũng chiến đấu, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960, ta đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ - ngụy, đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Giai đoạn từ năm 1961 đến giữa năm 1965, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ và quân chư hầu, buộc Mỹ phải bắt đầu quá trình xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước; chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1975, đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ và tay sai, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đập tan toàn bộ chính quyền ngụy, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Để xây dựng và phát triển đất nước, phải sớm hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước.Hội nghị lần thứ 24, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa III (9/1975)đã họp để quyết định những nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 3/1/1976, Bộ Chính trị đã ra chỉ thịvề việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chungcủa cả nước và giao trách nhiệm cho các cấp uỷ lãnh đạo cuộc bầu cử. Ngày 25/4/1976, cử tri cả nước phấn khởi đi bỏ phiếu (đạt tỷ lệ 98,77%); 492 đại biểu đã đư­ợc bầu vào Quốc hội gồm đủ các thành phần công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, đại biểu các tầng lớp thanh niên, phụ nữ, đại biểu các dân tộc thiểu số và các tôn giáo.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI (từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976), Quốc hội quyết định lấy tên nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(từ 2/7/1976), quy định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; quyết định Hà Nội là Thủ đô của nước ta và chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh;thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp nư­ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Theo chủ trương của Đảng, tháng 6/1976, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng thanh niên, phụ nữ, công đoàn cũng họp Hội nghị hợp nhất, thống nhất cơ quan lãnh đạo trong toàn quốc.

Sau chiến thắng 30/4/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân cả nước đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Kế hoạch 5 năm (1976-1980) trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Nhân dân ta đã vượt qua và đạt được một số thành tựu quan trọng. Năng lực sản xuất của các ngành kinh tế được tăng cường một bước. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển. Nạn mù chữ trong vùng mới giải phóng về cơ bản đã được thanh toán. Công cuộc xây dựng nền văn hoá mới được triển khai trong cả nước; các tỉnh miền Nam đã làm nhiều việc để loại trừ văn hoá phản động, lạc hậu, đồi trụy do chế độ cũ để lại. Sự nghiệp văn học, nghệ thuật đạt được một số tiến bộ. Công tác y tế, thể dục, thể thao có nhiều cố gắng vươn lên. Các ngành khoa học, kỹ thuật đã đáp ứng tốt một số yêu cầu của kinh tế và quốc phòng.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Campuchia giành thắng lợi, trên đất nước Chùa tháp Campuchia, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari đã dựng lên một chế độ độc tài vô cùng tàn bạo nhằm thực hiện mưu đồ ngông cuồng của chúng. Từ tháng 4/1977, chúng phát động cuộc chiến tranh xâm lược vùng biên giới Tây Nam và đến mùa khô năm 1978, chúng đã huy động 19 trong tổng số 20 sư đoàn bộ binh mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới với Việt Nam, gây ra nhiều cuộc thảm sát dã man đối với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới. Mặc dù hết sức kiềm chế, nhưng sau nhiều cố gắng ngoại giao không đạt kết quả, chúng ta buộc phải thực hiện quyền tự vệ chính đáng và đã kiên quyết đánh trả. Ngày 23/12/1978, quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari, đuổi chúng về bên kia biên giới. Thắng lợi của quân và dân ta ở biên giới Tây Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Campuchia vùng dậy chống lại chế độ diệt chủng. Đáp lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, ngày 7/1/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã thực hiện cuộc tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giải phóng thủ đô Phnôm Pênh và phần lớn đất nước, mở đường cho nhân dân Campuchia hồi sinh, giúp bạn xây dựng lại đất nước.

Trong thời gian Quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đang truy quét tàn quân Khrme Đỏ, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân tiến công trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta nhưng bị các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam kiên quyết đánh trả. Trên các hướng, dựa vào thế trận đã chuẩn bị sẵn, các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trước sức chiến đấu mạnh mẽ của quân và dân ta, đồng thời bị dư luận quốc tế kịch liệt phản đối, từ ngày 6/3/1979, quân Trung Quốc vừa đánh vừa rút, đến ngày 16/3 kết thúc việc rút quân. Tuy vậy, cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta còn tiếp diễn và tình hình biên giới phía Bắc vẫn căng thẳng kéo dài đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Trong cuộc chiến tranh này, nhân dân Việt Nam đã chịu nhiều tổn thất về sinh mạng, tài sản và tình hữu nghị Việt - Trung bị tổn thương nghiêm trọng.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng (12/1986) đưa ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua các kỳ đại hội, từ Đại hội lần thứ VII đến Đại hội lần thứ XI, Đảng ta luôn khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đảng ta không ngừng phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từng bước củng cố và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

Qua gần 35 năm thực hiện (1986-2020), đường lối đổi mới của Đảng đã đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, kiện toàn. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên.

Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên, kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Từ chỗ còn thiếu ăn về lương thực, đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 2019 cả nước xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn gạo, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cân đối cán cân xuất - nhập khẩu. Năng lực của nhiều ngành kinh tế tăng mạnh. Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo. Tiềm năng các thành phần kinh tế khác được khơi dậy, đem lại sức sống mới cho nền kinh tế. Hàng hoá trên thị trường dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi. Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Theo Tập đoàn tư vấn chiến lược kinh doanh quốc tế McKinsey công bố, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong vòng 20 năm (1996-2016) Việt Nam thuộc các nhóm nước đạt mức 5% mỗi năm. Năm 2019, GDP nước ta đạt mức tăng trưởng 7,02%. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Xuất, nhập khẩu không ngừng tăng lên. Từ năm 1986 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở thị trường trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là có xuất siêu. Năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu gần 10 tỷ USD.

Cùng với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm, đầu tư mọi nguồn lực cho sự phát triển các mặt thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội; có nhiều chuyển biến trong cải thiện đời sống tinh thần nhân dân. Trong đó, thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua gần 35 năm thực hiện đổi mới là chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm, đến năm 2019 đạt 2.800 USD/người/năm, nước ta đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Tỷ lệ các hộ nghèo cả nước đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống 9,5% năm 2011 và còn dưới 4% năm 2019. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến mới. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Bảo hiểm y tế được mở rộng; các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ qua; với chỉ số HDI là 0,63 năm 2019, Việt Nam xếp thứ 118 trên tổng số 189 nước, chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao. Phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước và cả xã hội chăm lo. Pháp lệnh quy định Danh hiệu Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng cùng hệ thống cơ chế chính sách ưu đãi được ban hành. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đạt đượckết quả lớn, phát huy được sức mạnh của toàn xã hội tham gia công tác chăm sóc người có công.

Trong điều kiện quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới. Chúng ta đã kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo đảm được chủ quyền quốc gia, biển đảo và giữ vững được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống; bước đầu đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kiềm chế sự gia tăng tội phạm.

Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh cho các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân đồng thuận, tin tưởng, đoàn kết và không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát triển. Trong đó, nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn.

Những chủ trương, giải pháp trong chiến lược quốc phòng, quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ngày càng vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Sức mạnh về mọi mặt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại và ngược lại.

Chúng ta đã phá vỡ thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 185 nước trên thế giới; trong đó Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia, Đối tác Chiến lược 13 quốc gia và Đối tác Toàn diện với 13 quốc gia; Việt Nam đã có quan hệ với hầu hết các nước lớn trên thế giới; tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và thiết chế hợp tác kinh tế đa phương, có vai trò, tiếng nói quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã tạo được khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài và đan xen lợi ích với tất cả các nước láng giềng, khu vực. Quan hệ với Trung Quốc được bình thường hóa hoàn toàn và nâng lên tầm cao mới thành hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện; thực hiện theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền, Hiệp định về Phân định vịnh Bắc Bộ, Hiệp định giải quyết vấn đề lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ. Sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần vào việc củng cố đoàn kết, duy trì những nguyên tắc cơ bản, tăng cường hợp tác nội khối, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của của hiệp hội ở khu vực và trên trường quốc tế. Nước ta đã chủ động duy trì và thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống trên nhiều lĩnh vực, thể hiện tình nghĩa thủy chung, đoàn kết trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nước ta cũng đã bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi với các nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới. Đã thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Hoa Kỳ trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Nước ta tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Tây Bắc Âu… nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, văn hóa, du lịch, chuyển giao công nghệ. Các nước này hiện đã trở thành những đối tác và thị trường hàng đầu của ta, đẩy mạnh việc hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế...

Với những thành tựu nổi bật nêu trên cho thấy, công cuộc đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của tình hình nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của nhân dân ta; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 -19/8/2020)và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2020) trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang thi đua lập thành tích sôi nổi chào mừng đại hội đảng bộ các cấp hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà cách mạng Tháng Tám đã mang lại; đề cao lòng tự hào dân tộc, nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá, nhưng tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thành tựu 75 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Đăng lúc: 30/08/2020 00:00:00 (GMT+7)

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945- 2/9/2020). Đài truyền thanh thị trấn Kim Tân xin gửi tới quý vị bài viết: Thành tựu 75 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Lúc này, chính quyền nhân dân vừa phải chống giặc xâm lược, vừa phải đối phó với nhiều tổ chức phản động như “Việt Nam Quốc dân đảng”, “Việt Nam Cách mạng đồng minh hội”, “Đại Việt”. Cùng với đó là những khó khăn về kinh tế, xã hội cũng là thách thức nặng nề đối với Đảng ta và chính quyền cách mạng. Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; công nghiệp đình đốn, nhiều nhà máy chưa kịp phục hồi được sản xuất; hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ; tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, thuế chưa thu được; 95% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội mà chế độ cũ để lại còn rất nặng nề.

Chưa bao giờ đất nước ta có nhiều kẻ thù đến thế (gần 30 vạn quân chính quy của các nước Anh, Pháp, Nhật và quân Tưởng đã có mặt trên đất nước ta). Hiểm họa đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền nhân dân có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập mới giành được có thể bị mất. Trước tình thế đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, lãnh đạo toàn dân xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân. Trong đó, chúng ta đã tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946. Đảng và Chính phủ đã ra sức chăm lo xây dựng chế độ mới; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; kiên quyết trấn áp các thế lực phản động, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông (1947), chiến thắng Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953)... đã tạo ra một bước chuyển cơ bản cho cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới, giai đoạn ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, chuyển sang liên tục tiến công và phản công địch. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, với đỉnh cao là trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của Pháp và Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ (1945-1954). Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, nhưng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Đây là cuộc kháng chiến cứu nước dài ngày nhất, ác liệt và phức tạp nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang.

Đối với cách mạng ở miền Bắc, Đảng ta chủ trương đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào miền Bắc và làm hậu thuẫn cho việc tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà. Quân dân miền Bắc đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, điển hình là chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. Cùng với thắng lợi trên chiến trường miền Nam đã buộc đế quốc Mỹ phải ký kết “Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 27/1/1973). Hiệp định Pari đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân ta, đã hoàn thành giai đoạn “đánh cho Mỹ cút”, tiến tới “đánh cho ngụy nhào”.

Đối với cách mạng ở miền Nam, với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân ta đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ ky sinh, bền bỉ và anh dũng chiến đấu, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960, ta đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ - ngụy, đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Giai đoạn từ năm 1961 đến giữa năm 1965, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ và quân chư hầu, buộc Mỹ phải bắt đầu quá trình xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước; chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1975, đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ và tay sai, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đập tan toàn bộ chính quyền ngụy, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Để xây dựng và phát triển đất nước, phải sớm hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước.Hội nghị lần thứ 24, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa III (9/1975)đã họp để quyết định những nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 3/1/1976, Bộ Chính trị đã ra chỉ thịvề việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chungcủa cả nước và giao trách nhiệm cho các cấp uỷ lãnh đạo cuộc bầu cử. Ngày 25/4/1976, cử tri cả nước phấn khởi đi bỏ phiếu (đạt tỷ lệ 98,77%); 492 đại biểu đã đư­ợc bầu vào Quốc hội gồm đủ các thành phần công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, đại biểu các tầng lớp thanh niên, phụ nữ, đại biểu các dân tộc thiểu số và các tôn giáo.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI (từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976), Quốc hội quyết định lấy tên nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(từ 2/7/1976), quy định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; quyết định Hà Nội là Thủ đô của nước ta và chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh;thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp nư­ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Theo chủ trương của Đảng, tháng 6/1976, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng thanh niên, phụ nữ, công đoàn cũng họp Hội nghị hợp nhất, thống nhất cơ quan lãnh đạo trong toàn quốc.

Sau chiến thắng 30/4/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân cả nước đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Kế hoạch 5 năm (1976-1980) trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Nhân dân ta đã vượt qua và đạt được một số thành tựu quan trọng. Năng lực sản xuất của các ngành kinh tế được tăng cường một bước. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển. Nạn mù chữ trong vùng mới giải phóng về cơ bản đã được thanh toán. Công cuộc xây dựng nền văn hoá mới được triển khai trong cả nước; các tỉnh miền Nam đã làm nhiều việc để loại trừ văn hoá phản động, lạc hậu, đồi trụy do chế độ cũ để lại. Sự nghiệp văn học, nghệ thuật đạt được một số tiến bộ. Công tác y tế, thể dục, thể thao có nhiều cố gắng vươn lên. Các ngành khoa học, kỹ thuật đã đáp ứng tốt một số yêu cầu của kinh tế và quốc phòng.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Campuchia giành thắng lợi, trên đất nước Chùa tháp Campuchia, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari đã dựng lên một chế độ độc tài vô cùng tàn bạo nhằm thực hiện mưu đồ ngông cuồng của chúng. Từ tháng 4/1977, chúng phát động cuộc chiến tranh xâm lược vùng biên giới Tây Nam và đến mùa khô năm 1978, chúng đã huy động 19 trong tổng số 20 sư đoàn bộ binh mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới với Việt Nam, gây ra nhiều cuộc thảm sát dã man đối với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới. Mặc dù hết sức kiềm chế, nhưng sau nhiều cố gắng ngoại giao không đạt kết quả, chúng ta buộc phải thực hiện quyền tự vệ chính đáng và đã kiên quyết đánh trả. Ngày 23/12/1978, quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari, đuổi chúng về bên kia biên giới. Thắng lợi của quân và dân ta ở biên giới Tây Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Campuchia vùng dậy chống lại chế độ diệt chủng. Đáp lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, ngày 7/1/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã thực hiện cuộc tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giải phóng thủ đô Phnôm Pênh và phần lớn đất nước, mở đường cho nhân dân Campuchia hồi sinh, giúp bạn xây dựng lại đất nước.

Trong thời gian Quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đang truy quét tàn quân Khrme Đỏ, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân tiến công trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta nhưng bị các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam kiên quyết đánh trả. Trên các hướng, dựa vào thế trận đã chuẩn bị sẵn, các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trước sức chiến đấu mạnh mẽ của quân và dân ta, đồng thời bị dư luận quốc tế kịch liệt phản đối, từ ngày 6/3/1979, quân Trung Quốc vừa đánh vừa rút, đến ngày 16/3 kết thúc việc rút quân. Tuy vậy, cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta còn tiếp diễn và tình hình biên giới phía Bắc vẫn căng thẳng kéo dài đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Trong cuộc chiến tranh này, nhân dân Việt Nam đã chịu nhiều tổn thất về sinh mạng, tài sản và tình hữu nghị Việt - Trung bị tổn thương nghiêm trọng.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng (12/1986) đưa ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua các kỳ đại hội, từ Đại hội lần thứ VII đến Đại hội lần thứ XI, Đảng ta luôn khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đảng ta không ngừng phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từng bước củng cố và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

Qua gần 35 năm thực hiện (1986-2020), đường lối đổi mới của Đảng đã đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, kiện toàn. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên.

Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên, kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Từ chỗ còn thiếu ăn về lương thực, đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 2019 cả nước xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn gạo, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cân đối cán cân xuất - nhập khẩu. Năng lực của nhiều ngành kinh tế tăng mạnh. Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo. Tiềm năng các thành phần kinh tế khác được khơi dậy, đem lại sức sống mới cho nền kinh tế. Hàng hoá trên thị trường dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi. Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Theo Tập đoàn tư vấn chiến lược kinh doanh quốc tế McKinsey công bố, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong vòng 20 năm (1996-2016) Việt Nam thuộc các nhóm nước đạt mức 5% mỗi năm. Năm 2019, GDP nước ta đạt mức tăng trưởng 7,02%. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Xuất, nhập khẩu không ngừng tăng lên. Từ năm 1986 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở thị trường trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là có xuất siêu. Năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu gần 10 tỷ USD.

Cùng với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm, đầu tư mọi nguồn lực cho sự phát triển các mặt thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội; có nhiều chuyển biến trong cải thiện đời sống tinh thần nhân dân. Trong đó, thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua gần 35 năm thực hiện đổi mới là chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm, đến năm 2019 đạt 2.800 USD/người/năm, nước ta đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Tỷ lệ các hộ nghèo cả nước đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống 9,5% năm 2011 và còn dưới 4% năm 2019. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến mới. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Bảo hiểm y tế được mở rộng; các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ qua; với chỉ số HDI là 0,63 năm 2019, Việt Nam xếp thứ 118 trên tổng số 189 nước, chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao. Phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước và cả xã hội chăm lo. Pháp lệnh quy định Danh hiệu Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng cùng hệ thống cơ chế chính sách ưu đãi được ban hành. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đạt đượckết quả lớn, phát huy được sức mạnh của toàn xã hội tham gia công tác chăm sóc người có công.

Trong điều kiện quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới. Chúng ta đã kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo đảm được chủ quyền quốc gia, biển đảo và giữ vững được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống; bước đầu đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kiềm chế sự gia tăng tội phạm.

Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh cho các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân đồng thuận, tin tưởng, đoàn kết và không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát triển. Trong đó, nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn.

Những chủ trương, giải pháp trong chiến lược quốc phòng, quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ngày càng vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Sức mạnh về mọi mặt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại và ngược lại.

Chúng ta đã phá vỡ thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 185 nước trên thế giới; trong đó Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia, Đối tác Chiến lược 13 quốc gia và Đối tác Toàn diện với 13 quốc gia; Việt Nam đã có quan hệ với hầu hết các nước lớn trên thế giới; tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và thiết chế hợp tác kinh tế đa phương, có vai trò, tiếng nói quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã tạo được khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài và đan xen lợi ích với tất cả các nước láng giềng, khu vực. Quan hệ với Trung Quốc được bình thường hóa hoàn toàn và nâng lên tầm cao mới thành hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện; thực hiện theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền, Hiệp định về Phân định vịnh Bắc Bộ, Hiệp định giải quyết vấn đề lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ. Sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần vào việc củng cố đoàn kết, duy trì những nguyên tắc cơ bản, tăng cường hợp tác nội khối, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của của hiệp hội ở khu vực và trên trường quốc tế. Nước ta đã chủ động duy trì và thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống trên nhiều lĩnh vực, thể hiện tình nghĩa thủy chung, đoàn kết trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nước ta cũng đã bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi với các nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới. Đã thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Hoa Kỳ trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Nước ta tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Tây Bắc Âu… nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, văn hóa, du lịch, chuyển giao công nghệ. Các nước này hiện đã trở thành những đối tác và thị trường hàng đầu của ta, đẩy mạnh việc hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế...

Với những thành tựu nổi bật nêu trên cho thấy, công cuộc đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của tình hình nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của nhân dân ta; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 -19/8/2020)và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2020) trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang thi đua lập thành tích sôi nổi chào mừng đại hội đảng bộ các cấp hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà cách mạng Tháng Tám đã mang lại; đề cao lòng tự hào dân tộc, nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá, nhưng tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC