Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
422529

Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Kim Tân ngày nay thuộc bộ Cửu Chân. Thời Đinh - Lê - Lý là vùng đất thuộc huyện Nhật Nam. Thời Trần - Hồ thuộc huyện Tế Giang, phủ Thiệu Thiên. Đời Lê Thánh Tông (1460-1497), niên hiệu Quang Thuận năm đầu (1460) đổi tên huyện Tế Giang là huyện Bình Giang thuộc phủ Thiệu Thiên; Đời Lê Trung Hưng kiêng húy Trịnh Giang (1729-1740) đổi là huyện Quảng Bình. Đời Tây Sơn kiêng húy chữ Bình (tên húy Quang Trung), đổi gọi là huyện Quảng Bằng. Đầu đời Gia Long (triều Nguyễn) lại đổi là huyện Quảng Bình. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), đổi tên thành Quảng Địa, năm thứ 16 (1835) đổi là huyện Quảng Tế, thuộc phủ Quảng Hóa. Đến đời vua Thành Thái năm đầu (1889), bỏ tên huyện Quảng Tế, nhập vào huyện Thạch Thành. Từ đó đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Thạch Thành có 11 tổng: Tự  Cường; Đa Bút (Bỉnh Bút), Ngọc Động, Hòa Luật, Trạc Nhật, Vân Lung, Án Đỗ, Quảng Tế, Phú Ổ, Cổ Biện, Trường Cát. Vùng đất thị trấn Kim Tân ngày nay thuộc trang Bến Vàng, tổng Trường Cát. Đến đời vua Minh Mạng năm thứ 2 (1821), trang Bến Vàng đổi tên thành trang Kim Tân(4). Tên gọi Kim Tân xuất hiện từ đây.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị tổng được bãi bỏ, từ cuối năm 1945 đến năm 1953 trên cơ sở 11 tổng, huyện Thạch Thành chia thành 10 xã lớn(5), thị trấn Kim Tân thuộc xã Minh Đạo (trước là tổng Trường Cát). Bấy giờ, xã Minh

Đạo gồm 3 làng: Mỹ Tân (gồm 2 chòm Bến Vàng, Đồng Nga), Mỹ Sơn và Trường Cát. Về sau xã Minh Đạo đổi tên là xã Hòa Bình.

Sau giảm tô giảm tức (cuối năm 1953), toàn huyện Thạch Thành chia 10 xã lớn thành 24 xã nhỏ. Theo đó, xã Hòa Bình chia thành 3 xã mới: Thành Kim,  Thành Hưng và Thạch Định.

Từ tháng 7-1977 đến tháng 8-1982, hợp nhất huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc lấy tên là huyện Vĩnh Thạch (theo Quyết định số 177-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ), tên gọi các xã của huyện Thạch Thành không thay đổi. Thời gian này, huyện lỵ Vĩnh Thạch đặt ở xã Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Lộc cũ).

Theo Quyết định số số 149-HĐBT ngày 30-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng,  huyện Vĩnh Thạch chia thành 2 huyện lấy lại tên cũ là huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc, địa phận thị trấn Kim Tân thuộc xã Thành Kim. Huyện lỵ Thạch Thành xây dựng tại khu cây đa Ao Trùng, xóm Liên Sơn (Phú Sơn cũ) xã Thành Kim, hoàn thành năm 1988(1).

Ngày 23-11-1990, thị trấn huyện lỵ Kim Tân được thành lập (theo Quyết định số 519-QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ), với tổng diện tích tự nhiên là 149.6 ha, với 541 hộ, 3374 nhân khẩu ( trong đó bao gồm cả khẩu tập trung của cán bộ, công nhân viên chức tại các khu tập thể của 42 cơ quan đóng trên địa bàn). Thị trấn Kim Tân nằm gọn trong 3 làng: Mỹ Tân, Phú Thịnh, Phú Sơn (xã Thành Kim), được chia thành 6 khu phố, đặt tên theo thứ tự từ khu phố 1 đến khu phố 6. Buổi đầu thành lập, các khu phố có diện tích và dân số như sau:

+Khu phố 1: Diện tích tự nhiên có 16,45 ha. Dân số: 44 hộ, 202 nhân khẩu. Khu phố khai trương xây dựng khu phố có nếp sống văn hóa năm 2003, đến năm           ________________

(1).Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Thạch Thành, Địa chí Thạch Thành, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004, tr.47.

2004 được công nhận khu phố có nếp sống văn hóa.

+Khu phố 2: Diện tích tự nhiên có 25,84 ha. Dân số: có 117 hộ, 491 nhân khẩu. Khu phố khai trương xây dựng khu phố có nếp sống văn hóa năm 2003, đến năm 2004 được công nhận khu phố có nếp sống văn hóa.

Di tích lịch sử văn hóa: Đền thờ 3 vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh Cung và Đệ tam Ngọc nữ Quảng Cung(6).

+Khu phố 3: Diện tích tự nhiên có 26,76 ha. Dân số có 82 hộ, 355 nhân khẩu. Khu phố khai trương xây dựng khu phố có nếp sống văn hóa năm 1999, đến năm 2002 được công nhận khu phố có nếp sống văn hóa.

           +Khu phố 4: Diện tích tự nhiên có 42,1ha. Dân số có 84 hộ, 330 nhân khẩu. Khu phố khai trương xây dựng khu phố có nếp sống văn hóa năm 2003, đến năm 2006 được công nhận khu phố có nếp sống văn hóa.

+Khu phố 5: Diện tích tự nhiên có 17,22 ha. Dân số buổi đầu thành lập có

108 hộ, 452 nhân khẩu. Khu phố khai trương xây dựng khu phố có nếp sống văn hóa năm 2002, đến năm 2012 được công nhận khu phố có nếp sống văn hóa.

Di tích lịch sử văn hóa: Nhà ông Ngô Du (tức Ký Du) - Cơ sở cách mạng và là nơi thành lập Đảng bộ huyện Thạch Thành ngày 10 tháng 11 năm 1945.

+Khu phố 6: Diện tích tự nhiên có 21,23 ha. Dân số buổi đầu thành lập có 106 hộ, 508 nhân khẩu. Khu phố khai trương xây dựng khu phố có nếp sống văn hóa năm 2001, đến năm 2004 được công nhận khu phố có nếp sống văn hóa.

Thực hiện Nghị quyết 786-NQ/UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn Kim Tân được mở rộng địa giới hành chính trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng xã Thành Kim vào thị trấn Kim Tân. Tại thời điểm sáp nhập xã Thành Kim có 10 thôn, với tổng diện tích tự nhiên là 9.27 km2, dân số 6.573 người.

        Quá trình lao động xây dựng quê hương, cộng đồng cư dân thị trấn Kim Tân không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, luôn đoàn kết, chung sức chung lòng chống chọi với thiên tai, cải tạo vùng rừng núi hoang vu trở thành thị trấn sầm uất của huyện Thạch Thành.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc cho người dân vùng đất Kim Tân lòng yêu nước thiết tha, ý chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đoàn kết sẵn sàng đứng lên để đánh đuổi những thế lực áp bức bóc lột bạo tàn, gìn giữ quê hương.

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC