Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
422529
            Vị trí địa lý : Kim Tân là thị trấn huyện lỵ của huyện Thạch Thành và nằm ở phía đông nam huyện Thạch Thành. Tổng diện tích đất của thị trấn là 1.076,981 ha (thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính năm 2019) và có vị trí địa lý: -Phía Đông giáp xã Thành Thọ -Phía Tây giáp xã Thành Hưng -Phía Nam giáp xã Thành Tiến - Phía Bắc giáp các xã Thạch Định, Thành Tân và Thành Trực. Thị trấn Kim Tân có quốc lộ 45 chạy qua, nên nhìn chung thị trấn Kim Tân có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.  
          Địa hình: Là thị trấn huyện lỵ, nên địa hình của thị trấn Kim Tân tương đối bằng phẳng chủ yếu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 44,7% diện tích đất của toàn thị trấn và chỉ 9,38% diện tích đất rừng sản xuất nằm ở vùng đồi và núi thấp. Thị trấn Kim Tân được chia thành 16 khu phố: I, II, III, IV, V, VI, Liên Sơn 1, Liên Sơn 2, Tân Sơn 1, Tân Sơn 2, Tân Sơn 5, Tân Sơn 6, Tân Sơn 7, Lâm Thành, Ngọc Bồ, Phú Sơn.
          Khí hậu: Thị trấn Kim Tân nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hóa có các đặc trưng chủ yếu sau (Theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá): - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8100 - 85000 C. Biên độ năm từ 10 - 120 C. Biên độ ngày từ 7 - 90 C. Mùa đông nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15,5 - 16,50 C. Mùa hè nhiệt độ không cao lắm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 là 27 - 280 C. - Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1600 mm - 1900 mm. Tháng 8 và tháng 9 có lượng mưa lớn nhất (khoảng 300 mm). Tháng 1, tháng 2 có lượng mưa thấp nhất (10 mm - 12 mm). - Gió: Vận tốc gió trung bình 10 m/s -15 m/s. Hướng gió chủ yếu là hướng Tây Bắc, Đông Bắc vào mùa Đông và Đông Nam vào mùa Hạ. Ngoài ra, còn có gió Tây Nam khô nóng ở mức độ yếu (thường từ tháng 5 - tháng 7). Thiên tai chủ yếu là mưa to, lũ quét, lốc xoáy, rét đậm và sương muối.
              Dân số, thu nhập - Dân số: Dân số toàn xã tính đến năm 2020 khoảng gần 15 nghìn người, trong đó chủ yếu là dân tộc kinh và dân tộc Mường. - Lao động, việc làm, mức sống dân cư: Nguồn lao động trong độ tuổi của xã khá dồi dào. Trong đó, lao động thuộc nhóm ngành nông lâm nghiệp trong những năm gần đây đã giảm xuống nghiêm trọng, do lao động nhóm ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và lao động nhóm dịch vụ thương mại liên tục tăng. Tình trạng một người làm nhiều nghề nhưng hiệu quả kinh tế thấp còn khá phổ biến. Lao động trong ngành thương mại dịch vụ vẫn còn thấp và chưa hoàn toàn tách khỏi lao động nông nghiệp. Hiện nay vẫn còn nhiều lao động chưa có việc làm thường xuyên. Nhiều người học được nghề nhưng không có việc làm, hoặc việc làm trái với nghề được đào tạo. Nhìn chung, tư duy về nghề và học nghề chưa ngang tầm với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong kinh tế thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với văn hoá - xã hội trên địa bàn huyện cũng được thể hiện rõ nét. Đến nay đã có nhiều nhà ở kiên cố và bán kiên cố, 100% số hộ đã dùng điện sinh hoạt, 100% số hộ được xem truyền hình, 100% số hộ có điện thoại sử dụng.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC